Đánh giá về Honorius Honorius_(hoàng_đế)

Tập tin:HonoriusSolidus.jpgĐồng Solidus của Hoàng đế Honorius được đúc tại Sirmium.

Cái chết đến sớm của Hoàng đế Honorius đã kết thúc 29 năm trị vì chẳng huy hoàng gì của ông.[41] Trong cuốn Lịch sử Chiến tranh của mình, sử gia Procopius đề cập đến một câu chuyện (mà Gibbon hoài nghi) khi nghe tin rằng thành La Mã bị quân man rợ tiến vào tàn phá, cướp bóc, Honorius lúc đầu hơi sốc; suy nghĩ tin tức như muốn ám chỉ đến con gà ưa thích mà ông đặt tên là "La Mã".

"Vào thời điểm đó, họ nói rằng Hoàng đế Honorius ở kinh thành Ravenna nhận được lời nhắn từ một viên hoạn quan mà rõ ràng là một người trông coi gia cầm, rằng thành La Mã đã bị cướp phá. Tức thì Ngài khóc lên và nói: 'nó đã vuột mất khỏi tay của Ta rồi !' vì Ngài có một con gà trống to lớn, cũng mang tên La Mã; và viên Thái giám hiểu được lời Ngài nói rằng đó là thành phố La Mã đã bị diệt vong trong tay của Alaric, và vị Hoàng đế với một tiếng thở dài nhẹ nhõm trả lời một cách nhanh chóng: 'Vậy mà Ta cứ nghĩ là con gà của Ta đã tiêu rồi'. Quả thực, như họ nói, đây đúng là điều nực cười nhất mà vị Hoàng đế này có được." Procopius, The Vandalic War (III.2.25–26)

Tổng kết tất cả tài liệu về triều đại của Honorius, sử gia J.B. Bury viết, "Tên ông sẽ bị lãng quên trong số những tên vô danh ngồi trên ngai vàng của Đế quốc, không phải là triều đại của ông trùng hợp với giai đoạn gây ra thảm họa lớn, mà từ đó nó đã được quyết định rằng Tây Âu vượt qua từ La Mã cho tới Teuton". Sau khi liệt kê những thảm họa trong thời gian 28 năm, Bury kết luận rằng Honorius "Tự thân ông ta đã không làm được gì đáng chú ý để chống lại những kẻ thù tràn vào quấy phá lãnh thổ mình, nhưng xét theo cá nhân ông ta lại có sự may mắn một cách lạ thường, giữ vững ngai vàng cho tới lúc mất vì bệnh tật và chứng kiến được sự tàn phá của vô số những tên bạo chúa đã nổi lên chống lại ông".[42]

Honorius còn ban hành một Thánh chỉ trong suốt thời kỳ trị vì của ông là cấm đàn ông mặc quần dài ở cố đô La Mã [Bộ luật Theodosius 14.10.2–3, tr. C. Pharr, "Bộ luật nhà Theodosius," p. 415]. Ngoài ra một sự kiện nhỏ đáng chú ý khác được biết đến chính là chiếu chỉ của nhà vua cấm các trường dạy võ sĩ giác đấu vào năm 399. Kể từ đời vua Constantinus I Đại Đế, các võ sĩ giác đấu thường chống đối sự phát triển của Ki-tô giáo, do đó hành động mạnh mẽ của Honorius có lẽ là do ông chịu ảnh hưởng từ các giáo sĩ Ki-tô giáo.[43][44] Tuy nhiên, trong buổi diễu binh khải hoàn cùng với Đại tướng quân StIlyicho vào năm 404 thì ông lại xuống lệnh cho tổ chức các trờ chơi mà trong số đó có giác đấu. Đây là trận giác đấu cuối cùng trong đấu trường La Mã. Nhờ có một vị giáo sĩ can trường là Telemachus mà La Mã không còn trò chơi kinh hoàng bạt vía này nữa. Ông ta chạy vào đấu trường để ngăn cách các võ sĩ, do đó dân chúng La Mã phẫn nộ liền ném đá vào người Telemachus, và dẫn đến sự tử vì đạo của ông ta. Tuy nhiên, sự khùng điên của dân chúng cuối cùng cũng phải kết thúc: thay vì đó, họ trở nên tôn vinh Telemachus vì lòng dũng cảm, trọng danh dự, sẵn sàng hy sinh của ông ta. Và, dĩ nhiên, họ sẵn sàng tuân theo bộ luật của Hoàng đế - theo đó không hy sinh bất kỳ một ai cho hý trường La Mã nữa.[17]